[tintuc]

Nhằm giúp doanh nghiệp nắm được các lỗi thường gặp của màn hình LED và cách thức sửa chửa, khắc phục, BSG Event đã tổng hợp các thông tin ở bài viết dưới đây cho các bạn tham khảo.

1. Các lỗi thường gặp của màn hình LED

Trong quá trình sử dụng màn hình LED, đôi khi doanh nghiệp sẽ gặp phải một số trục trặc gây ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng hình ảnh, âm thanh của màn. Nếu không biết cách xác định màn hình LED lỗi ở đâu và có biện pháp khắc phục kịp thời thì sẽ làm giảm tuổi thọ màn hình, hỏng lan sang các bộ phận khác và gây mất thời gian, chi phí để sửa chữa, mua mới linh kiện.

1.1. Màn hình LED hiển thị sai màu

Đối với lỗi này, ta có thể quan sát bằng mắt thường một cách dễ dàng khi hình ảnh hiển thị trên màn hình LED không đúng với màu sắc mong muốn, mất màu một lúc hoặc mất vĩnh viễn. Doanh nghiệp nên check lại với hình ảnh, video gốc trên máy tính để có sự so sánh chuẩn xác nhất.

Nguyên nhân của việc màn hình LED hiển thị sai màu là do giắc DVI hoặc HDMI nối với bộ xử lý dữ liệu bị lỏng, dẫn đến quá trình tiếp nhận và trình chiếu hình ảnh, video bị sai màu. Cần vặn chặt lại ốc đi DVI và cắm lại dây nối HDMI, kiểm tra lại cổng truyền tín hiệu kết nối với bộ điều khiển.

1.2. Màn hình LED xuất hiện đốm, dải đèn khác màu

Trên màn hình LED sẽ xuất hiện một hoặc nhiều đốm đen, đỏ, xanh hoặc các ô vuông, dải đèn LED khác màu với màn hình. Chúng sẽ nằm cố định tại một vị trí, có thể lan sang các khu vực lân cận và không hiển thị hình ảnh, gây ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động của màn.

Nguyên nhân chủ yếu và cách khắc phục:

– Xuất hiện dải đèn LED khác màu: IC bị hỏng chân. Sửa chữa bằng cách hàn lại các mối bị lỏng hoặc thay mới IC.

– Xuất hiện các đốm đen, đỏ, xanh: Bóng đèn LED bị chập, ngừng hoạt động do bị ẩm nước. Sửa chữa bằng cách khò bóng đèn và hàn lại.

1.3. Màn hình bị mất tín hiệu

Có thể hiểu rằng màn hình LED đang hoạt động bình thường thì bị mất tín hiệu hoặc rất chập chờn, không kết nối được với bộ điều khiển. Màn hình có tín hiệu không ổn định để lâu có thể gây ra tình trạng chập cháy toàn bộ, không sử dụng được nữa.

Nguyên nhân gây ra lỗi này là do nguồn điện cấp vào màn hình LED không ổn định, tăng giảm áp bất thường. Vì vậy doanh nghiệp cần ngắt nguồn điện kết nối và đi kiểm tra tình trạng dây điện ngay lập tức, nếu có hỏng hóc thì thay mới luôn để tránh xảy ra tình trạng tiếp tục tăng giảm áp gây cháy nổ.

1.4. Màn hình LED không có âm thanh

Màn hình LED khi vận hành đều được kết nối với bộ điều khiển bao gồm loa, máy tính… để trình chiếu cũng như phát âm thanh tới người nghe. Nếu màn hình sau khi đã cắm dây âm thanh vào nhưng không phát ra tiếng thì chứng tỏ dây có vấn đề hoặc chưa cài đặt chương trình trên máy tính.

Cách khắc phục lỗi màn hình LED này đó là kiểm tra lại hệ thống đường dây, cổng cắm với loa, máy tính và chọn mặc định phát âm thanh trên máy tính.

1.5. Màn hình bị mất 1 vùng hiển thị

Lỗi này cũng giống như khi màn hình LED xuất hiện đốm đỏ, đen, xanh hoặc dải đèn LED khác màu, tuy nhiên nó nghiêm trọng hơn rất nhiều bởi có cả một vùng màn hình không thể hiển thị hình ảnh.

– Có hai nguyên nhân chính cho lỗi này:

+ Dây mạng, card thu bị lỏng do nguồn điện không ổn định.

+ Cáp dẹp 16 sợi nối với card thu thông tin bị lỏng hoặc hỏng hẳn.

– Cách khắc phục màn hình LED bị mất vùng hiển thị như sau:

+ Nếu như chỉ có một số ô bị mất hiển thị: Cắm lại cáp vào module, nếu không được thì phải tiến hành thay mới.

+ Nếu như cả một vùng bị mất hiển thị: Cắm lại đầu dây mạng, nếu không được thì kiểm tra nguồn cấp điện cho card thu còn sáng đèn hay không để thay nguồn hoặc thay card thu mới.

2. Các biện pháp kiểm tra, khắc phục lỗi màn hình LED

Với các lỗi thường thấy ở màn hình LED như trên, chúng tôi cũng đã chỉ ra nguyên nhân và cách khắc phục giúp doanh nghiệp có thể hình dung được phần nào. Tuy nhiên, mỗi màn hình LED khi gặp trục trặc đều sẽ do nguyên nhân khác nhau, vì vậy doanh nghiệp cần chú ý một số biện pháp sau đây:

– Thường xuyên kiểm tra tình trạng của màn hình LED: Sau mỗi lần sử dụng hoặc ngay cả khi không dùng thường xuyên, doanh nghiệp cũng nên kiểm tra màn hình LED theo tuần, theo tháng để xem có gặp vấn đề gì không. Ví dụ như vị trí lắp đặt có độ ẩm như thế nào, các linh kiện có bị lỏng, bị động vật cắn… hay không để tiến hành sửa chữa kịp thời

– Không nên để màn hình LED hoạt động trong thời gian quá dài hoặc quá ít: Màn hình LED có tuổi thọ khoảng 100.000 giờ, mặc dù theo nguyên lý có thể hoạt động 24/24h nhưng doanh nghiệp không nên bật màn quá lâu trong ngày, dẫn tới các bộ phận làm việc quá sức, nhiệt độ tăng lên làm giảm tuổi thọ. Màn hình quá lâu không hoạt động cũng có thể xảy ra tình trạng không vận hành trơn tru, mượt mà.

– Không nên tự ý sửa lỗi nếu như chưa có kinh nghiệm: Nếu như màn hình LED mắc phải lỗi nào đó, doanh nghiệp không nên tự sửa chữa để tránh hỏng hóc nặng hơn. Tốt nhất là nên gọi đơn vị thi công tới để nhân viên có máy móc chuyên dụng kiểm tra, sửa chữa.

Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:

CHO THUÊ ĐỒ SỰ KIỆN

Hotline: 0902.04.6626 - 085.7786.999 - 0528.405.999

Phòng kinh doanh: 0826 999 002 - 0915 413 766 

Địa chỉ: 72 ngõ 14 Vũ Hữu, Thanh Xuân, Hà Nội


[/tintuc]

Liên Hệ Chúng Tôi

-->