[tintuc]
Sau sự thành công của mỗi sự kiện, chúng ta không thể phủ nhận vai trò quan trọng của các loại đèn chiếu sáng chuyên nghiệp, được thiết kế vận hành cùng các thiết bị khác. Trước khi diễn ra các sự kiện quan trọng, ban tổ chức cần chuẩn bị và phối hợp hài hòa tất cả các khâu từ nội dung đến âm thanh, ánh sáng.
1. Đèn Scanner
Đèn Sanner hay còn được gọi là đèn quét. Đèn cho ánh sáng mạnh cùng nhiều hiệu ứng khác nhau như tạo màu, Gobo (chắn sáng thành hình, bông hoa v.v), Iris (thu hoặc mở lớn bằng chắn sáng), nhân lên nhiều hình bằng lăng kính, Zoom, quay ngang hoặc quay dọc. Không chỉ có vậy, các thế hệ đèn mới có công suất mạnh hơn nhưng không tỏa nhiệt khi hoạt động.
Bên cạnh các ưu điểm trên thì sự cồng kềnh là điểm trừ lớn nhất của Scanner. Chính bởi vậy, loại đèn này thường chỉ được dùng trong các sự kiện lớn, cố định bằng cách treo lên cao.
2. Đèn Moving head
Trong khi Sanner chuyển động ánh sáng nhanh và chính xác thì Moving head (beam) lại bị cho là chậm chậm hơn rất nhiều. Đổi lại, Moving head cho góc quét ngang và quét dọc linh hoạt cùng nhiều hiệu ứng sinh động vô cùng đặc biệt.
Một điểm khác biệt cơ bản giữa Moving head và Scanner chính là đối tượng sử dụng. Nếu Scanner thường được dùng chủ yếu ở các sân khấu cố định bằng cách treo lên cao thì Moving head( beam) lại sử dụng nhiều trong các sự kiện cơ động, đặt dưới sàn và phản chiếu ánh sáng ngược lên sân khấu.
3. Đèn Strobe light
Strobe light là dòng đèn hiện đại với những hiệu ứng nhanh và sôi động. Đây là loại đèn có ánh sáng tương tự như đèn Flash nhưng mạnh hơn rất nhiều. Đèn có khả năng chớp nháy liên tục, có thể điều chỉnh tốc độ nhanh chậm tùy ý. Bởi vậy mà nó thường được dùng trong những scene cao trào, sôi động, kết hợp cùng khói và lazer đem lại cảm giác bùng nổ cho khán giả.
4. Đèn Follow
Đèn Follow dùng ánh sáng trắng tròn rọi trực tiếp vào ca sĩ hay khách mời đang phát biểu nhằm thu hút sự chú ý của toàn bộ khán giả. Tuy nhiên, điểm trừ đáng kể đến nhất của đèn chính là việc phải có người điều khiển phía trong cánh gà. Điều này gây bất lợi khá lớn đối với các chương trình nhỏ, nguồn nhân lực ít hoặc hạn chế về mặt bằng tổ chức.
5. Đèn cực tím
Đây là loại đèn được sử dụng chạy nền trên sân khấu, chiếu liên tục kết hợp ánh sáng cùng các màu khác khiến màu sắc tươi tắn và trung thực hơn, đặc biệt khi phối hợp cùng màu trắng. Có 2 loại đèn UV đó là blue và black, đèn UV blue cho màu sáng và tươi hơn màu black.
6. Đèn Par 64
PAR 64 được viết tắt của từ Parabollic Aluminum Reflector, còn số 64 là số bóng đèn có trong mỗi thiết bị. Đèn cho ánh sáng mềm mượt, không bị phản chiếu, có thể dùng thêm dimmer để tạo những khoảng sáng tối mờ ảo. Đèn par 64 được sử dụng nhiều trên sân khấu để pha chiếu màu góp phần làm sân khấu trở nên chuyên nghiệp và rực rỡ hơn
7. Đèn Par led bóng full màu
8. Các thiết bị phụ trợ ánh sáng khác
Các thiết bị khác như đèn tạo mây, tạo khói, tạo tuyết, máy bắn kim tuyến hay máy bắn bong bóng tuy không phải là thiết bị sản sinh ánh sáng trực tiếp nhưng chúng cũng góp một phần quan trọng giúp sân khấu trong mỗi sự kiện thêm sinh động và chân thực hơn bao giờ hết.
Địa chỉ: 72 ngõ 14 Vũ Hữu, Thanh Xuân, Hà Nội
[/tintuc]