[tintuc]
Nghề MC được coi là "bậc thầy của giao tiếp" nhưng ít ai có thể phân biệt được sự khác nhau giữa MC truyền hình và MC sự kiện. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu thêm về nghề MC nhé các bạn!
MC có nghĩa là người dẫn chương trình, đại diện cho một sự kiện. Sẽ là người điều hướng, thu hút sự nổi bật trong xuyên suốt chương trình để giúp chương trình diễn ra thành công.
Phân biệt giữa MC truyền hình và MC sự kiện
Điểm giống nhau
Người làm MC truyền hình hay MC sự kiện cũng đều được trang bị đầy đủ kiến thức, tác phong của một người MC chuyên nghiệp từ giọng nói đến ngôn ngữ hình thể họ đều phải rèn luyện một cách trau chuốt trước khi lên sâu khấu.
Những kỹ năng cơ bản của người làm MC:
- Giọng nói: Đều phải rèn luyện âm giọng chuẩn, truyền cảm hứng đến người nghe, không bị nói giọng địa phương hay bị ngọng. Có cách lấy hơi đúng để ra những âm thanh hay nhất.
- Phong cách sân khấu: MC sẽ đều được học những tác phong phù hợp với hoàn cảnh, sân khấu mà mình dẫn và lựa chọn trang phục phù hợp, tôn trọng người nghe.
- Cách xử lý tình huống: MC sẽ luôn phải đối mặt với những tình huống bất ngờ phát sinh vì thế đòi hỏi họ phải có kỹ năng xử lý tình huống khéo léo và chuyên nghiệp của MC.
- Xây dựng kịch bản: MC cần phải trang bị cho mình đầy đủ kiến thức để xây dựng kịch bản và luôn cập nhật, đổi mới phong cách biên tập để làm kịch bản dẫn phong phú hơn.
Điểm khác nhau
MC truyền hình và MC sự kiện đều có sự khác nhau rõ rệt:
1. Hoàn cảnh
- MC sự kiện thường dẫn ở các chương trình như khai trương, ra mắt sản phẩm mới, hội nghị,... Những sự kiện cần sự hoạt náo, vui vẻ.
- MC truyền hình dẫn ở các chương trình chính luận, thời sự, phóng sự,...đòi hỏi sự nghiêm túc hơn.
2. Phong cách ngôn ngữ
- MC sự kiện thường được sử dụng những ngôn ngữ thoải mái để tạo ra sự hài hước, thu hút sự chú ý của người xem.
- MC truyền hình cần phải sử dụng những ngôn ngữ được chọn lọc kỹ càng và sẽ khô cứng hơn. Cần phải sử dụng ngôn từ hết sức ngắn gọn, mức độ thông tin phải chính xác tuyệt đối.
3. Biểu cảm
- MC sự kiện khi dẫn phải thể hiện cảm xúc nhiều hơn, mức độ truyền cảm cao để người nghe dễ dàng cảm nhận và bị cuốn hút.
- MC truyền hình thường dẫn trong các chương trình mang tính nghiêm túc cao vì thế đòi hỏi sự nghiêm túc không cợt nhả.
4. Kịch bản
- MC sự kiện cần phải dựa vào khung chương trình để biên tập kịch bản phù hợp vì thế MC sự kiện cần có khả năng tư duy và biên tập cao. Tuy MC sự kiện đã có kịch bản trên tay nhưng sẽ gặp nhiều vấn đề phát sinh xảy ra cần phải xử lý chuyên nghiệp và khéo léo.
- MC truyền hình sẽ được ban tổ chức cung cấp kịch bản chi tiết và MC chỉ cần ngồi đọc lưu loát và đúng chính xác theo kịch bản của bản tin, chương trình.
5. Địa điểm dẫn
- MC sự kiện thường phải thay đổi địa điểm dẫn khác nhau vì vậy cần có sự linh hoạt thích nghi nhanh chóng với địa điểm dẫn bất kể là trong nhà hay ngoài trời.
- MC truyền hình thường sẽ dẫn ở ngay trong trường quay nên ít có sự thay đổi.
[/tintuc]