[tintuc]
Từ xa xưa đến nay, múa lân, múa rồng luôn là một điều gì đó mang ý nghĩa thiêng liêng trong những dịp lễ tết, những sự kiện mở màn, khai trương. Người xưa quan niệm rằng, sự hiện diện của những linh vật này đem lại những điều tốt lành, may mắn cho gia chủ, đặc biệt là trong những dịp mang tính chất mở đầu cho kinh doanh, buôn bán và khai trương.
Ý nghĩa của múa lân sư đối với những sự kiện
Múa lân là một trong những loại hình nghệ thuật có nguồn gốc từ xa xưa mang tính nghệ thuật và giải trí cao. Múa lân luôn thu hút người xem bởi tính náo nhiệt, màu sắc và sự tỉ mỉ, khéo léo của những người múa qua từng động tác rất điêu luyện. Múa lân, múa rồng, loại hình nghệ thuật dân gian được xuất thân từ Trung Hoa ngày càng trở thành một trong những loại hình giải trí không thể thiếu trong một số sự kiện chẳng hạn như sự kiện khai trương, khánh thành hay mở bán.... Đây cũng chính là tiết mục khai màn đầy ấn tượng và có sức khuấy động không khí cực kì hiệu quả, nhất là đối với những event có sự tham dự của đối tác nước ngoài.
Trong tiết mục múa lân, Ông Địa là nhân việt không thể thiếu, Ông được cho là hiện thân của Đức Di Lặc, một vị Phật lúc nào cũng tươi vui hiền lành. Truyền thuyết kể rằng Đức Di Lặc đã hóa thân thành người và chế ngự được một linh vật (con lân). Đức Di Lặc hóa thân thành người, gọi là ông Địa, lấy cỏ linh chi trên núi cho linh vật ăn và hàng phục được nó, biến nó thành con thú ăn thực vật. Cảnh ông Địa vuốt ve lân và lân mơn trớn ông Địa, thể hiện được tình cảm và sự hòa hợp sâu sắc giữa loài vật và loài người trong một bầu không khí thanh bình, hoan lạc. Đây cũng là một trong những ý nghĩa tối cao của múa lân sư đối với những sự kiện, đặc biệt là những sự kiện khánh thành, khai trương tại một địa điểm mới, cầu mong cho mảnh đất đó được sự bảo trợ của thần linh, được hòa thuận giữa người với người, giữa người với vật.
Đối với những sự kiện khai trương, múa lân sư lại càng có ý nghĩa quan trọng hơn. Tùy theo không gian và tính chất của buổi lễ tổ chức sự kiện khai trương hay sự kiện khánh thành, múa lân – sư – rồng sẽ có những hình thức biểu diễn khác nhau. Đôi khi mỗi loại hình sẽ được biểu diễn một cách riêng rẽ nhưng có khi lại cùng được kết hợp để tạo nên một bộ ba hoàn hảo.
Một con lân biểu diễn được gọi là “Độc Chiếm Ngao Đầu”, thể hiện tài tiến thoái nhịp nhàng, tả xung hữu đột, bộ pháp hùng dũng, trèo giỏi, nhảy cao, tượng trưng cho sự uy dũng của một vị hảo hán, mãnh tướng hay một vị anh hùng.
Hai con lân cùng múa trong lễ khai trương được gọi là “Song Hỉ”, thể hiện sự tâm đầu ý hợp như loan và phụng, như vợ và chồng, như trời đất và âm dương tương hợp. Ba con lân biểu diễn mang ba màu đỏ, vàng, đen, được gọi là Tam Tinh, thể hiện ước nguyện đạt được 3 điều lành Phúc, Lộc, Thọ. Bốn con lân hợp múa được gọi là Tứ Quý Hưng Long, gồm bốn màu vàng, đỏ, đen, trắng (hoặc xanh) tượng trưng cho bốn mùa trong năm, bốn phương, bốn hiện tượng diễn ra trong trời đất, thể hiện sự sung mãn, mạnh khỏe, trường thọ và hạnh phúc.Trong buổi lễ khai trương, nghệ thuật múa lân – sư – rồng thường được biểu diễn cùng tiếng trống, tiếng chập chõa, thanh la làm tăng thêm phần tưng bừng, rộn rã và hứng khởi cho buổi lễ. Đây chính là tiết mục gây ấn tượng và thu hút sự hiếu kỳ, chú ý của mọi người đến với sự kiện.
Cung cấp dịch vụ múa lân sư
Công ty BSGấp c với đa dạng về các dịch vụ cung cho sự kiện như: nhân sự biểu diễn, múa lân sư, cosplay thành các nhân vật hoạt hình và nhân vật giải trí cùng rất nhiều dịch vụ khác. Để sự kiện của bạn thêm phần thu hút và hoành tráng, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để có thể lựa chọn cho sự kiện của mình những tiết mục phù hợp nhất, làm tôn lên giá trị cho chính sự kiện của bạn!
[/tintuc]