[tintuc]

Lễ khai trương là cột mốc đầu tiên trong quá trình chuẩn bị ra mắt của doanh nghiệp, là khởi đầu đầy hứa hẹn cho sự phát triển, thịnh vượng về sau. Đây là sự kiện của doanh nghiệp để giới thiệu với đối tác, khách hàng, cộng đồng về sản phẩm, dịch vụ mới và xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với đối tác và khách hàng. Lễ khai trương thường bao gồm các hoạt động như chào đón, giới thiệu công ty và sản phẩm, tiệc, trò chơi, hội thảo và các hoạt động giải trí khác.

Tầm quan trọng của kịch bản khai trương

Kịch bản khai trương là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định sự thành công của một buổi lễ khai trương. Kịch bản rõ ràng, mạch lạc, phù hợp với quy mô và tính chất của sự kiện sẽ giúp buổi lễ diễn ra trôi chảy, suôn sẻ, tạo ấn tượng tốt đẹp với khách mời.

- Giúp kiểm soát toàn bộ chương trình: Kịch bản là bản kế hoạch chi tiết cho toàn bộ chương trình khai trương, từ thời gian, địa điểm, nội dung, các tiết mục văn nghệ, biểu diễn nghệ thuật,... đến các nghi thức, nghi lễ. Kịch bản giúp chủ đầu tư, doanh nghiệp, tổ chức nắm rõ các công việc cần thực hiện, đảm bảo buổi lễ diễn ra đúng kế hoạch và mục tiêu đề ra.

- Nâng cao hiệu quả tổ chức sự kiện: Kịch bản khai trương giúp chủ đầu tư, doanh nghiệp, tổ chức tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí cho việc tổ chức sự kiện. Kịch bản giúp các bên liên quan phối hợp nhịp nhàng, hiệu quả trong quá trình tổ chức, đảm bảo buổi lễ diễn ra thành công tốt đẹp.

- Giúp xử lý tốt với tình huống bất ngờ: Kịch bản khai trương cũng giúp chủ đầu tư, doanh nghiệp, tổ chức xử lý tốt với các tình huống bất ngờ xảy ra trong quá trình tổ chức sự kiện. Với một kịch bản rõ ràng, mạch lạc, chủ đầu tư, doanh nghiệp, tổ chức sẽ có thể nhanh chóng đưa ra các giải pháp xử lý phù hợp, đảm bảo buổi lễ không bị gián đoạn.

Mẫu kịch bản tổ chức lễ khai trương thành công từ A đến Z

1. Chuẩn bị trước ngày tổ chức khai trương

Để buổi lễ khai trương diễn ra hoàn hảo thì đòi hỏi công tác chuẩn bị phải cực kỳ đầy đủ, bao gồm:

  • Lựa chọn thời gian tổ chức
  • Lên danh sách khách mời
  • Khảo sát địa điểm
  • In ấn và gửi thư mời cho khách mời
  • Thiết kế banner, bandroll, backdrop sân khấu (Backdrop là nơi lưu giữ kỉ niệm bằng những tấm ảnh, vậy nên backdrop cần được đầu tư thiết kế chỉnh chu và hoàn hảo nhất có thể).
  • Chuẩn bị thêm tài liệu, catalog của doanh nghiệp (nếu có) và đặt ở bàn khách mời để đối tác, các nhà đầu tư có thể theo dõi và hiểu công ty hơn.
  • Vẽ sơ đồ tổng thể khu vực tổ chức khai trương
  • Chuẩn bị nhân sự chạy chương trình, tránh trường hợp mọi người “dẫm chân lên nhau” và dễ gây ra sai sót cho buổi lễ.
  • Chuẩn bị đầy đủ bàn ghế, hoa tươi, đồ trang trí,...

2. Thi công và trang trí không gian lễ khai trương

Những hạng mục không thể thiếu cho lễ khai trương nói riêng và tất cả các sự kiện khác nói chung, đó là:
  • Setup khu vực sân khấu lễ: Hệ thống âm thanh ánh sáng, màn hình LED/ Backdrop sân khấu, sàn sân khấu di động, thảm đỏ trải sân khấu
  • Setup khu vực khách mời: Bàn ghế, trang trí trên bàn, thảm trải
  • Setup khu vực cổng chào: Cổng chào, thảm đỏ, cột barrier dẫn đường,...
  • Setup khu vực tiệc: Quầy teabreak,...
  • Thêm nữa, treo bandroll, banner xung quanh để không gian thêm phần đẹp mắt.

3. Chào đón khách mời

Chào đón khách mời là bước đầu tiên thể hiện được sự chuyên nghiệp, sự chuẩn bị công phu từ ban tổ chức. Phần nào thể hiện được sự tôn trọng đối với khách mời.
  • Đón khách từ cổng tới quầy tiếp tân
  • Đón khách ở quầy tiếp tân và cài hoa hoặc dán logo thương hiệu cho khách
  • Đón khách vào chỗ ngồi và quầy teabreak
  • Phục vụ các tiết mục diễn ra ở trên khu vực sân khấu chính
  • Ngoài ra, cần chú ý sắp xếp nhân sự hướng dẫn khách đậu xe và dắt xe giùm khách khi họ ra về.

4. Tiết mục múa lân mở màn

Tiết mục múa mở màn có thể là: Múa lân sư rồng, múa đương đại, nhảy hiện đại, ca hát,... Nhưng thường khai trương thì múa lân sư rồng vẫn được ưa chuộng nhất.
Múa lân sư rồng là tiết mục gần như không thể thiếu trong bất kỳ lễ khai trương nào. Không chỉ giúp khuấy động không khí thêm náo nhiệt rộn ràng mà còn mang ý nghĩa của sự may mắn, thuận lợi. Người dân phương Đông luôn tin rằng, múa lân sư rồng sẽ giúp doanh nghiệp làm ăn đầu xuôi đuôi lọt, buôn may bán đắt, phát tài phát lộc.

5. Khai mạc chương trình khai trương

  • MC ổn định khách mời và tuyên bố lý do buổi lễ
  • MC giới thiệu ban lãnh đạo doanh nghiệp, đại biểu, khách quý khách mời có mặt tại buổi lễ.
  • Trình chiếu video quá trình thành lập và phát triển của công ty
  • MC mời đại diện ban lãnh đạo lên phát biểu và chia sẻ về buổi lễ khai trương, cảm nghĩ cảm xúc cá nhân và không quên gửi lời chúc mừng.
  • MC mời người đại diện thương hiệu lên phát biểu/ những người có tầm ảnh hưởng tới công chúng. Từ đó buổi lễ và sản phẩm có thể lan tỏa rộng rãi hơn.

6. Cắt băng khai trương

Theo quan điểm của người Việt từ xưa đến nay, chiếc băng màu đỏ là biểu tượng của sự may mắn và thành công. Vậy nên cắt băng khai trương không chỉ đơn thuần là một nghi thức mà nó còn có ý nghĩa giúp chủ doanh nghiệp có một niềm tin vững chắc rằng công việc sẽ luôn thuận buồm xuôi gió.

7. Chính thức hoạt động

Sau phần lễ, cửa hàng/doanh nghiệp sẽ chính thức hoạt động và mở cửa chào đón khách tới tham quan mua sắm. Là ngày đầu tiên hoạt động nên chắc chắn sẽ có nhiều chương trình khuyến mãi, ưu đãi cho khách hàng nhằm tạo dấu ấn khi nhắc tới thương hiệu.

8. Kết thúc buổi lễ

Khách mời tham dự sẽ giao lưu với nhau, chụp hình kỉ niệm. Ngoài ra, về phía doanh nghiệp có thể tặng thêm quà tặng cho khách mời để gây thiện cảm và ấn tượng hơn trong lòng họ.

Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:

CHO THUÊ ĐỒ SỰ KIỆN

0902.04.6626 - 085.7786.999 - 0528.405.999

Địa chỉ: 96/ 83 Tân Triều Mới, Thanh Xuân, Hà Nội


[/tintuc]

Liên Hệ Chúng Tôi

-->